Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng tăng.
Để có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả , bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp, nguyên nhân cũng như là cách phòng tránh sớm.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn- có chức năng đệm, bảo vệ đầu xương bị tổn thương, dịch khớp suy giảm, và gây viêm. Theo thời gian, lớp sụn khớp bị bào mòn dần, khiến các đầu xương cọ sát vào nhau, gây đau, sưng và làm hạn chế mỗi khi vận động. Chính sự thay đổi cấu trúc này khiến mật độ khoáng cũng như độ bền xương khớp giảm sút rõ rệt.
Triệu chứng của bệnh:
+ Đau nhức: Các khớp bị thoái hóa sẽ xuất hiện cơn đau từ nhẹ đến âm ỉ khi vận động, nhất là khi chuyển trời.
+ Cứng khớp: Bạn sẽ nhận thấy khớp bị cứng khi mới ngủ dậy hoặc khi ngồi quá lâu một tư thế. Tình trạng này sẽ giảm dần khi bạn xoa bóp hoặc vận động.
+ Mất tính linh hoạt: Các vùng khớp bị thoái hóa không còn sự dẻo dai trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
+ Xương khớp có biểu hiện giòn hay tạo tiếng động răng rắc
+ Sưng: Khớp bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng tới các mô mềm khiến vùng này bị sưng hoặc có thể bị biến dạng.
Các giai đoạn của bệnh
– Giai đoạn 1: 10% sụn khớp mất đi, biểu hiện không rõ ràng. Cơn đau thoáng qua khi hoạt động quá nhiều.
– Giai đoạn 2: Sụn khớp bắt đầu nứt vỡ, gai xương bắt đầu xuất hiện. Có dấu hiệu cứng khớp, đau nhức khi mới ngủ dậy hoặc chuyển trời.
– Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp trầm trọng, từng mảng sụn khớp vỡ ra, xương lộ rõ ra. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó chịu khi vận động.
– Giai đoạn 4: Các đầu xương cọ sát với nhau, trên 60% sụn khớp mất đi. Người bệnh thường xuyên gặp tình trạng viêm đau, đi lại khó khăn. Gai xương lộ, có thể nhìn thấy khớp bị biến dạng rõ rệt.
Nguyên nhân
+ Tuổi già: Tuổi càng cao nguy cơ càng lớn.
+ Sai tư thế trong sinh hoạt, lao động: Các tư thế không đúng sẽ tạo áp lực lớn lên sụn khớp gây tổn thương sụn, lâu dần sụn khớp bị yếu đi.
+ Giới tính: Theo thống kê, phụ nữ thường bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới.
+ Chấn thương: Làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
+ Hoạt động mạnh với cường độ cao: Thường xuyên làm việc nặng hoặc chơi thể thao cần tới sự hoạt động liên tục của khớp là một trong những nguyên nhân làm khớp bị thoái hóa sớm.
+ Dị tật bẩm sinh: Gù vẹo cột sống.
+ Di truyền: Nếu người thân của bạn bị thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường.
+ Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cho khớp: Chế độ ăn thiếu một số chất như canxi, vitamin D, chondroitin,… sẽ làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
+ Bệnh lý: Một số bệnh có thể gây biến chứng về xương khớp như: tiểu đường, béo phì, loãng xương, gout,…
4 Joints Advance – Giải pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp
Phương pháp phòng tránh
+ Kiểm soát cân nặng ở mức thích hợp.
+ Có chế độ tập luyện thể dục, thể thao hợp lý.
+ Tránh làm việc quá lâu một tư thế, hạn chế mang vác vật nặng.
+ Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ uống chứa cồn và chất kích thích.
+ Sử dụng thực phẩm chức năng là một phương pháp cần thiết và hiệu quả khi bạn cảm thấy khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa.
Viên bổ xương khớp Provibiol 4 Joints Advance là một lựa chọn uy tín và chất lượng được kiểm duyệt chứng nhận bởi FDA – cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại Hoa Kỳ.
Provibiol 4 Joints Advance giúp tăng cường sản xuất chất nhầy dịch khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp. Hạn chế quá trình thoái hóa, và hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Provibiol 4 Joint Advance được coi là một giải pháp hữu hiệu phòng ngừa điều trị cho bệnh nhân.